Phẫu thuật nâng mũi và những khó khăn do vấn đề bẩm sinh của mũi

Thực ra, phẫu thuật nâng mũi chỉ là một phần trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Ở đây, chúng ta bàn về những vấn đề của chiếc mũi bẩm sinh gây khó khăn trong phẫu thuật thẩm mỹ để mang lại cho bạn một dáng mũi đẹp.

Phẫu thuật nâng mũi và những khó khăn do các vấn đề bẩm sinh của mũi
Phẫu thuật nâng mũi và những khó khăn do các vấn đề bẩm sinh của mũi

Điều hiển nhiên là khi mũi bẩm sinh có các vấn đề gây mất thẩm mỹ hoặc chưa đạt được mức độ thẩm mỹ như yêu cầu nên các bạn mới tìm đến sự can thiệp chỉnh sửa từ bên ngoài, nhưng nếu khiếm khuyết hay bất thường này quá lớn (nghiêm trọng) sẽ gây ra nhiều khó khăn để điều chỉnh làm sao cho có một nét đẹp hài hoà cho mũi.

Để đơn giản hoá phân loại theo cấu trúc giải phẫu của mũi, các yếu tố bẩm sinh từ trong ra ngoài, từ cấu trúc xương, sụn đến bề mặt da chúng ta phân loại ra các vấn đề lớn gây ra khó khăn trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi như sau:

Tỷ lệ chiều dài, cao và rộng của mũi mất cân xứng nghiêm trọng gây khó khăn trong phẫu thuật nâng mũi

Sự mất cân xứng này chia ra làm 2 loại: mất cân xứng tại chỗ vùng mũi, mất cân xứng mũi so với các thành phần khác trên mặt.

Hình minh họa tỷ lệ các thành phần trên gương mặt (hình minh họa từ internet)
Hình minh họa tỷ lệ các thành phần trên gương mặt (hình minh họa từ internet)

1. Mất cân xứng tại chỗ vùng mũi:

  • Cánh mũi quá to (dày) so với tổng thể mũi: cánh mũi dày và quá to tạo cảm giác mũi bạn ngắn hơn. Khi phẫu thuật cần phải kết hợp cắt và điều chỉnh thu gọn cánh mũi cho đạt sự cân đối một cách phù hợp.
Trước và sau nâng mũi cấu trúc thu gọn cánh mũi to và đầu mũi bè
Trước và sau nâng mũi cấu trúc thu gọn cánh mũi to và đầu mũi bè

> Xem thêm bài viết: Cánh mũi to có thu gọn cánh mũi được không?

  • Lỗ mũi lệch to nhỏ khác nhau: đối với trường hợp lỗ mũi hai bên không đều, đặc điểm thường thấy là lỗ mũi bên to bên nhỏ. Vì vậy trong khi phẫu thuật nâng mũi Bác sĩ sẽ cần phải cắt và điều chỉnh sụn cánh mũi. Tuy nhiên việc so sánh kết quả 2 bên có đồng đều với nhau hay không cũng chỉ mang tính chất tương đối.
  • Trụ mũi quá ngắn: trụ mũi ngắn là một vấn đề bẩm sinh gây ra sự hạn chế khi bạn muốn nâng cao đầu mũi nhiều.
Khách hàng có khuyết điểm mũi và trụ mũi ngắn đã được khắc phục tối đa
Khách hàng có khuyết điểm mũi và trụ mũi ngắn đã được khắc phục tối đa

2. Mất cân xứng giữa mũi và gương mặt:

  • Mũi quá ngắn: sẽ hạn chế rất nhiều độ cao của mũi khi nâng và nếu bạn muốn nâng quá cao sẽ có xác suất gây ra sẹo co rút sau mổ do có sự co kéo nhiều ở mô và da mũi.
  • Mũi quá dài (mũi két): nếu bạn có mũi dài do bẩm sinh và muốn nâng mũi cao thì sẽ khá dễ dàng, nhưng nếu mong muốn của bạn là một chiếc mũi nhỏ xinh xắn thì thường rất khó khăn để đạt được vì sự dư thừa da và mô của mũi.
Phẫu thuật nâng mũi thu gọn mũi dài và đầu mũi to
Phẫu thuật nâng mũi thu gọn mũi dài và đầu mũi to
  • Hàm hô: gây ra cảm giác mũi thiếu độ cao do ảnh hưởng của góc mũi-môi, nhưng nếu mũi được phẫu thuật đúng độ cao so với môi thì sẽ gây ra cảm giác mũi vượt ra khỏi khuôn mặt.
  • Hàm móm: gây ra cảm giác mũi cao hơn bình thường, nếu mũi được làm cân đối với môi thì lại có cảm giác mũi thấp.
  • Cằm quá nhô hoặc dài: tuỳ thuộc vào sở thích và chủng tộc của khách hàng để có thể chọn dáng mũi phù hợp vì sẽ dễ gây ra cảm giác gương mặt quá góc cạnh khi mũi đạt độ cao cân đối.
  • Cằm quá lẹm hoặc ngắn: nếu bạn thuộc trường hợp cằm ngắn, bạn sẽ phù hợp với một dáng mũi nhỏ nhắn, cao vừa phải. Còn nếu bạn muốn nâng cao nhiều sẽ tạo hiệu ứng mũi to và không cân đối với khuôn mặt do chiều dài mũi-cằm ngắn hơn bình thường.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật độn cằm tại Phòng khám Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân vì ngoài chiếc mũi cao thì một chiếc cằm Vline thon gọn cũng sẽ giúp gương mặt cân đối hài hòa hơn.

> Xem thêm bài viết: Phẫu thuật độn cằm – Giải pháp khắc phục cằm ngắn, cằm lẹm hiệu quả 

Vấn đề về da mũi gây khó khăn trong phẫu thuật nâng mũi

  • Da đầu mũi quá dày, ít co giãn: thường kèm theo đó là tuyến bã nhờn ở vùng đầu mũi hoạt động mạnh chứa nhiều sợi bã nhờn, mụn cám, mụn đầu đen gây nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Vì da đầu mũi dày nên dễ tạo vết hằn ở ranh giới vùng đầu mũi – sống mũi làm cho dáng mũi khó đạt được sự liền mạch và phẳng.
  • Da đầu mũi và sống mũi quá mỏng: dễ gây nguy cơ lộ vật liệu độn (tự thân và/hoặc nhân tạo), đòi hỏi kỹ thuật xử lý của bác sĩ phẫu thuật thật khéo léo để cân đối giữa độ cao và sự an toàn cho kết quả về lâu dài.

Các vấn đề bẩm sinh về xương mũi khiến cho phẫu thuật nâng mũi gặp khó khăn

  • Xương mũi gồ, bè rộng: khi mổ bác sĩ phải điều chỉnh xương mũi (cắt, đục hoặc mài) để thay đổi cấu trúc xương, thường kỹ thuật này rất khó và có ít bác sĩ có thể thực hiện. Nếu không xử lý được vấn đề xương mũi mà cố gắng “nâng mũi” bằng các phương pháp thông thường sẽ không đạt được dáng mũi đẹp mà còn phá đi cấu trúc da (mô mềm) vốn có của mũi, gây khó khăn khi phải chỉnh sửa lại sau đó.
Phẫu thuật nâng mũi trong trường hợp này cần ưu tiên xử lý vấn đề xương mũi như mài xương gồ
Phẫu thuật nâng mũi trong trường hợp này cần ưu tiên xử lý vấn đề xương mũi như mài xương gồ
  • Xương mũi lệch: khuyết điểm lệch xương mũi cũng phải được xử lý bằng cách điều chỉnh xương mũi (cắt, đục hoặc mài), nhưng ở mức độ khó hơn vì thường sự lệch lạc này sẽ luôn không thể đạt được độ hoàn hảo trong việc cân xứng 2 bên. Thế nên sau phẫu thuật nâng mũi, bạn cần hiểu và chấp nhận việc các thành phần của mũi như lỗ mũi, cánh mũi, sống mũi sẽ chỉ đạt được độ đẹp và hài hòa tương đối.
  • Xương mũi quá thấp ở góc mũi-trán: thường gặp ở các bạn có trán nhô cao, do đó sẽ gây bất lợi trong việc chọn dáng mũi sao cho hài hoà mà không tạo cảm giác sống mũi quá cao và không bị “gãy” ở đoạn giữa hai mắt.
Xương mũi thấp, sống mũi tẹt trước và sau khi được chỉnh sửa lại bằng phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Xương mũi thấp, sống mũi tẹt trước và sau khi được chỉnh sửa lại bằng phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
  • Lệch, vẹo sụn vách ngăn: các kỹ thuật phẫu thuật mũi cơ bản thông thường (không can thiệp chỉnh sửa lại tình trạng lệch vẹo sụn vách ngăn) sẽ thất bại một cách nhanh chóng và phá huỷ toàn bộ cấu trúc mũi vì sẽ làm nặng mức độ lệch vẹo sụn. Do đó, trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi phải kết hợp chỉnh sửa bất thường này để đạt độ an toàn và ổn định về lâu dài.
Hệ thống xương, sụn và chống đỡ lực ở mũi (hình minh họa từ internet)
Hệ thống xương, sụn và chống đỡ lực ở mũi (hình minh họa từ internet)

Dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch (bao gồm tất cả các mức độ) cũng gây một số trở ngại khi phẫu thuật nâng mũi

Khi có dị tật này, bao gồm các bất thường không hoàn thiện xương vùng mũi – hàm trên và kèm theo các thiếu hụt mô mềm xung quanh vùng nhân trung, trụ mũi và cánh mũi – tất cả những yếu tố trên sẽ gây ra khó khăn rất lớn cho việc phẫu thuật nâng mũi ở bệnh nhân này.

Phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng có khuyết điểm hở hàm ếch, lỗ mũi hai bên không đều
Phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng có khuyết điểm hở hàm ếch, lỗ mũi không đều

Kết luận

Tóm lại, sẽ có những khó khăn tùy theo từng phân loại và từng mức độ. Do đó, việc chọn lựa bác sĩ phẫu thuật uy tín, tay nghề cao là việc rất quan trọng vì muốn xử lý hết các khó khăn ban đầu vốn có của những yếu tố bẩm sinh cần phải có kinh nghiệm cũng như trình độ thẩm mỹ cao. Nếu không, khi phẫu thuật chưa đạt được yêu cầu về thẩm mỹ, việc chỉnh sửa sau đó sẽ rất khó khăn do cấu trúc mũi ban đầu đã thay đổi và có sự biến dạng ít nhiều do xơ sẹo.

Ngoài ra, nếu chúng ta hiểu được rằng phẫu thuật thẩm mỹ mũi là phương pháp giúp cho chúng ta có một vẻ ngoài đẹp hơn chứ không có nghĩa là phải hoàn hảo theo một hình mẫu gương mặt nào đó trên các phương tiện truyền thông thì việc lựa chọn phương pháp an toàn, phù hợp về lâu dài là quan trọng nhất.