Chất liệu độn nâng mũi nào tốt nhất?

Hỏi:Chào bác sĩ, em là Ngọc Huyền, năm nay em 23 tuổi quê ở Long Khánh, Đồng Nai. Em đang tìm hiểu về nâng mũi và chất liệu dùng trong phẫu thuật này. Em không biết nâng mũi có được lâu không? có gặp biến chứng ảnh hưởng gì sau khi nâng mũi và chất liệu thực hiện nâng mũi nào tốt nhất? Mong bác sĩ và các chuyên gia tư vấn giúp em ạ! Em xin chân thành cảm ơn!

Chất liệu sử dụng để độn vào mũi sẽ quyết định độ đẹp, bền và an toàn của chiếc mũi sau phẫu thuật nâng mũi. Vậy chất liệu độn nâng mũi nào tốt?

Chào bạn Huyền!

Đầu tiên, chúng tôi cảm ơn bạn và rất vui khi bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi “Chất liệu độn nâng mũi nào tốt nhất?” đến chuyên mục tư vấn của Phòng Khám Phẫu Thuật Thẩm Mỹ TS. BS. Nguyễn Thành Nhân. Thắc mắc của bạn được bác sĩ của phòng khám giải đáp như sau:

Hiện nay, nâng mũi là phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em lựa chọn để chỉnh sửa lại nhan sắc. Nhờ sự phát triển của công nghệ làm đẹp này đã giúp nhiều chị em sở hữu được chiếc mũi theo như ý muốn. Chính vì thế, nâng cao mũi là một trong những phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để làm hoàn thiện khuôn mặt của mình. Tuy nhiên trước khi quyết định đi phẫu thuật nâng mũi, nhiều chị em vẫn thắc mắc chất liệu nâng mũi nào là tốt hiện nay?

Trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, có các chất liệu nâng mũi khác nhau sau đây:

  • Chất liệu sụn nhân tạo: Sụn nhân tạo là sụn được làm từ silicon. Sụn nhân tạo có 2 loại chính là silicon và silitex. Ưu điểm của chất liệu nâng mũi bằng sụn nhân tạo là có độ mềm dẻo, dễ tạo hình, thời gian thực hiện nâng mũi bằng sụn nhân tạo diễn ra nhanh chóng. Nhược điểm là chất liệu này thường không được lâu dài, dễ gây tình trạng lộ sóng mũi, đầu mũi bóng đỏ, có trường hợp bị thủng đầu mũi. Dùng sụn nhân tạo chỉ giúp nâng cao dáng mũi mà không tạo được hình dáng mũi theo ý muốn, không tạo hình về mặt cấu trúc trong các trường hợp: đầu mũi dài, xương mũi nhỏ…
  • Chất liệu sụn tự thân: Sụn tự thân là sụn được lấy từ chính cơ thể. Chất liệu sụn tự thân bao gồm: sụn sườn, sụn vách ngăn và sụn vành tai. Ưu điểm của chất liệu sụn tự thân là thân thiện với cơ thể, tạo hình đầu mũi tròn đẹp tự nhiên và độ tương thích cao đối với cơ thể.
  • Chất liệu sụn hiến tặng: sụn hiến tặng chính là sụn tự thân được lấy từ cơ thể những người hiến tặng.

Chính bởi sụn nhân tạo và sụn tự thân (hoặc sụn hiến tặng) có những ưu điểm, nhược điểm riêng nên khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng kết hợp sử dụng vật liệu nhân tạo (để tạo dáng đẹp) và vật liệu tự thân (để tạo sự mềm mại cho mũi) tránh nguy cơ mỏng, thủng da mũi và tạo dáng mũi trông tự nhiên như thật. Phương pháp này chính là phương pháp phẫu thuật mũi cấu trúc.

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân chính là một trong số những Bác sĩ thẩm mỹ đi tiên phong trong việc nâng mũi thành ba phần riêng biệt: thân, đầu, trụ mũi tại Việt Nam, hay còn gọi là nâng mũi cấu trúc. Phương pháp nâng mũi cấu trúc này được sử dụng để nâng mũi lần đầu tiên và chỉnh sửa lại mũi đã nâng rồi nhưng da đỉnh mũi bị mỏng dần, hay bị thủng tạo sẹo xấu co rút lõm đầu mũi, hoặc trụ mũi bị yếu mũi lệch mặc dù đã được chỉnh sửa rất nhiều lần nhưng không được như ý …

Cùng xem một số hình ảnh thay đổi đáng kinh ngạc trước và sau khi phẫu thuật mà phương pháp nâng mũi cấu trúc mang lại

Hy vọng trả lời trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn vấn đề gì chưa rõ xin liên hệ trực tiếp với Phòng Khám Phẫu Thuật Thẩm mỹ chúng tôi để được các chuyên gia và bác sĩ thăm khám tốt nhất.

Chúc bạn luôn xinh đẹp!

Xem thêm: – Ca phẫu thuật mũi cấu trúc kinh điển của Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân 

*** Phẫu Thuật Được Thực Hiện Tại Bệnh Viện Có Chuyên Khoa Phẫu Thuật Thẩm Mỹ.