Nguyên nhân và cách khắc phục mũi bóng đỏ sau phẫu thuật nâng mũi

Hiện tượng mũi bóng đỏ xảy ra khá phổ biến sau phẫu thuật nâng mũi, vấn đề này do nhiều nguyên nhân gây ra và hầu hết đều mang lại cảm giác lo lắng bất an cho người vừa phẫu thuật nâng mũi. 

Vậy nếu bạn bị bóng đỏ đầu mũi hay sống mũi thì cách xử lý và khắc phục được chia làm hai giai đoạn: dưới 6 tháng và trên 6 tháng.

Hiện tượng mũi bóng đỏ sau phẫu thuật nâng mũi dưới 6 tháng:

– Trước hết, bạn nên đến Bác sĩ thăm khám trực tiếp nếu xuất hiện tình trạng: bóng đỏ đầu mũi hoặc sống mũi sau khi nâng mũi và hiện tượng đỏ ngày càng tăng thì có nhiều nguyên nhân như là dị ứng vật liệu, nhiễm trùng, da quá căng.

Các trường hợp bóng đỏ đầu mũi và sống mũi

– Trường hợp còn lại: Bóng đỏ đầu mũi sau khi nâng mũi nhưng đỏ nhẹ và vật liệu bên dưới đầu mũi là các vật liệu tự thân như sụn sườn, sụn tai thì thường sẽ giảm dần. Nguyên nhân mũi bóng đỏ trong trường hợp này thông thường là do thiếu máu nuôi vùng đầu mũi do da quá căng, cơ thể tăng sinh mạch máu nuôi vùng da đầu mũi và phần sụn bên dưới, hoặc do chỉ tan gây kích ứng đầu mũi. Do đó, nếu hiện tượng bóng đỏ đầu mũi trong thời gian dưới 6 tháng sau phẫu thuật ở các phương pháp nâng mũi bằng sụn tai hoặc sụn sườn thường không đáng lo ngại.

 Hiện tượng bóng đỏ mũi sẽ hết hoàn toàn sau khi mũi ổn định

Hiện tượng mũi bóng đỏ sau phẫu thuật nâng mũi trên 6 tháng:

Sau 6 tháng mũi đã bắt đầu ổn định và vào form dáng. Nếu xuất hiện tình trạng bóng đỏ da mũi ( bóng đỏ đầu mũi hoặc sống mũi) trong thời điểm này thì đây là tình trạng bất thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám.

Hướng xử trí khi mũi bóng đỏ:

Mũi bóng đỏ

Lưu ý trong cả hai trường hợp trên và dưới 6 tháng sau phẫu thuật nâng mũi:

  • Tất cả các trường hợp trên nếu có kèm theo các triệu chứng sau cần gặp ngay bác sĩ phẫu thuật của bạn để thăm khám:

o Sưng nhiều

o Chảy dịch

o Mưng mủ

  • Lúc này bạn không nên hoang mang lo lắng và tìm kiếm các thông tin trên mạng hoặc hỏi những người đã làm mũi trước đó. Người hiểu rõ nhất tình trạng mũi của bạn chính là bác sĩ phẫu thuật cho bạn do đó khi gặp bất cứ vấn đề gì cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật cho bạn để được khám và xử trí phù hợp.

Chăm sóc kiêng khem sau khi nâng mũi:

– Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, thuốc bôi sẹo… theo chỉ định của Bác sĩ.

– Thay băng mỗi ngày tại Phòng khám để chăm sóc, vệ sinh vết thương.

– Có thể đi lại, sinh hoạt nhẹ nhàng 

– Có thể gội đầu và tắm sau khi phẫu thuật, tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với vùng phẫu thuật nâng mũi

– Không nên tự động tháo thanh nẹp và phần băng trên vùng phẫu thuật tại nhà.

– Không nên trang điểm lên vùng vết thương chưa lành hoàn toàn.

– Nên kiêng ăn thực phẩm dễ gây dị ứng trong vòng 1-2 tháng tùy cơ địa để tránh tình trạng dị ứng như ngứa ngáy và hình thành sẹo xấu về sau; tuyệt đối không sử dụng chất kích thích (thức uống có cồn, thuốc lá, thuốc lá điện tử…) vì những thực phẩm này có thể tác động xấu đến quá trình hồi phục, trong một số trường hợp có thể gây sưng hoặc nghiêm trọng hơn.

– Ngoài ra bạn nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng còn lại, cung cấp vitamin C cho cơ thể như nước cam, nước chanh… với số lượng hợp lý thì sẽ tốt cho việc hồi phục sức khỏe.

Như vậy, sau nâng mũi việc kiêng cử cũng không quá khó khăn, chỉ cần chúng ta lưu ý những điều bên trên để mũi nhanh lành nhé.

Sau tất cả Chị em nào đang có nhu cầu nâng mũi thì đừng quên tìm hiểu kỹ về phương pháp trước khi làm, cân nhắc những ưu – nhược điểm đi kèm, từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý nhất cho mình. Và điều quan trọng hơn nữa là lựa chọn được địa điểm uy tín, đặt niềm tin vào những Bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề chuyên môn tốt bởi làm đẹp không chỉ để được đẹp hơn mà phải đảm bảo an toàn và bền vững.